Khởi phát nhịp nhanh thất ở bệnh nhân mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White: báo cáo ca
Tóm tắt
Bối cảnh: Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW) là một bệnh tim bẩm sinh ít gặp đặc trưng bởi bất thường dẫn truyền nhĩ thất do sự tồn tại của một hoặc nhiều đường dẫn truyền phụ (AP). Bệnh lý này thường không có triệu chứng, nhưng cũng có thể khiến bệnh nhân nhập cấp cứu vì rối loạn nhịp, thường gặp nhất là nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất (AVRT), rung thất (VF) trên nền rung nhĩ (AF) có sẵn, và hiếm gặp hơn là nhịp nhanh thất (VT). Chúng tôi báo cáo 1 trường họp bệnh nhân có tiền căn WPW và nhập cấp cứu với nhịp nhanh phức bộ rộng.
Case: Bệnh nữ 20t với tiền căn WPW đã cắt đốt, nhập cấp cứu vì hồi hộp, khó thở, và đau ngực. Lúc nhập viện, ECG cho thấy nhịp nhanh phức bộ rộng tần số 300 1/p với QRS 230ms, gợi ý VT, tự ra cơn trong lúc đo ECG (Hình A). Sinh hiệu bệnh nhân ổn. ECG nên cho thấy nhịp xoang đều với ngoại tâm thu thất/WPW gợi ý đường dẫn truyền sau vách, 60 1/p, PR 117ms, QRS 130ms, và QTc 412 ms (Hình B). Bệnh nhân được chuyển đi cắt đốt lại.
Bàn luận: Bệnh nhân mắc hội chứng WPW có thể trở nặng do các biến chứng như nhịp nhanh nguy hiểm, bao gồm AVRT, VT, VT. Trong trường họp VT được định nghĩ là rối loạn nhịp có hơn 3 phức hợp có nguồn gốc từ thất với tần số > 100 1/p (độ dài chu kỳ< 600ms), sốc điện chuyển nhịp cũng là điều trị đầu tay cho bệnh nhân rối loạn huyết động trong khi procainamide có ích nhằm chấm dứt VT ở bệnh nhân ổn định về huyết động. Điện sinh lý và cắt đốt là điều trị đầu tay cho bệnh lý mạn tính, cùng với tỷ lệ thành công chữa khỏi đường dẫn truyền phụ 93%. Điều trị nội khoa có hiệu quả trong việc chấm đứt cơn nhịp nhanh cấp tính hơn là dự phòng tái phát.
Kết luận: Hội chứng Wolff-Parkinson-White có thể gây ra loạn nhịp nhanh đe dọa tính mạng. Điều trị đợt cấp bao gồm sốc điện chuyển nhịp và thuốc chống loạn nhịp. Điều trị lâu dài ưu tiên cắt đốt chữa trị đường dẫn truyền phụ và phòng ngừa WPW tái phát.