Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tín dụng ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017
Từ khóa:
lạm phát, mô hình hiệu chinh sai số, tăng trưởng tín dụngTóm tắt
Sau giai đoạn lạm phát cao 2008-2011, kể từ giữa năm 2012-2017 lạm phát tại Việt Nam đã được kiềm chế ở mức một con số. Kể từ cuối 2014 đến 2017, lạm phát luôn ở mức dưới 2%. Điển hình là chỉ số giảm phát GDP trong năm 2015 đã còn 0,6%, còn trong năm 2017 cũng chi tăng ở mức 2,6%. Kết quả ước lượng mô hình vectơ sai số hiệu chỉnh VECM đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả cũng như tác động qua lại giữa lạm phát và tăng trưởng tín dụng TTTD của VN giai đoạn 2007-2017. Trong dài hạn, cả lạm phát và tăng trưởng tin dụng (TTTD) thực sự là nguyên nhân gây ra biến động của lạm phát. Ngoài ra, TTTD cũng giải thích được tối đa 9,38% biển động của lạm phát và ngược lại lạm phát cũng giải thích được 93,12%-99,5% biến động của tốc độ TTTD. Đồng thời lạm phát cũng chịu sự tác động của bản thân nó trong những kỳ trước đó. Mặc dù, trong giai đoạn nghiên cứu tốc độ TTTD có tác động đến tỷ lệ lạm phát không vượt quá 10% nhưng điều này cho thấy, chính sách tiền tệ được chính phủ áp dụng để kiểm soát lạm phát thông qua công cụ tín dụng có phát huy tác dụng.