Nhịp nhanh xoang không thích hợp sau phẫu thuật cắt bỏ một bên phổi trên bệnh nhân Carcinoma phổi tế bào gai di căn tim

Các tác giả

  • Truong Hong Hieu
  • Pham Steven
  • Tran Phan Thao Nguyen
  • Duong Ba Duong
  • Tran Khoa Ngoc Dang
  • Tran Hadrian Hoang-Vu
  • Nguyen Hien Quang
  • Nguyen Minh Duy
  • Phan Thi Xuan Vien
  • Tran Nghia
  • Ha Quang Dat
  • Hoang Thanh
  • Tran Thy M
  • Dang Chau
  • Pham Hoang Nhat
  • Phillip Tran

Tóm tắt

Bối cảnh: Rối loạn nhịp tim là bệnh đồng mắc và là yếu tố nguy cơ độc lập cho tỷ lệ tử vong cao ở bệnh nhân ung thư phổi. Hiện nay, quy trình điều trị vẫn còn nhiều tranh cãi.

Case lâm sàng: Bệnh nữ 68 tuổi nhập viện vì khó thở nhiều và hồi hộp. Tiền căn ghi nhận ung thư biểu mô gai giai đoạn IIIB phổi phải và di căn tim. Bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ phổi và hóa xạ trị hỗ trợ. Sinh hiệu ghi nhận nhịp nhanh 116 lần/phút và sp02 91% khí phòng. ECH cho thấy nhịp nhanh xoang (127 lần/p), dãn nhĩ trái, block nhánh phải không hoàn toàn. CTA ngực không phát hiện thuyên tắc phổi. Siêu âm tim qua thành ngực cho thấy phân suất tống máu 55%, không tổn thương cấu trúc, và không viêm màng ngoài tim Bệnh nhân được điều trị với metoprolol 50mg/ngày. Sau 4 tháng điều trị, bệnh nhân cải thiện nhiều về triệu chứng. ECG cho thấy nhịp nhanh xoang với tần số thất 101 lần/phút, dãn 2 nhĩ, và block nhánh phải không hoàn toàn. Metoprolol được tăng liều lên 75mg/ngày nhằm kiểm soát tần số thất tốt hơn.

Bàn luận: Nhịp nhanh xoang sau phẫu thuật cắt phổi cần được tiếp cận đúng đắn. Chúng tôi đề nghị một quy trinh gồm 3 bước như sau:

  1. Loại trừ các nguyên nhân cấu trúc và chức năng của rối loạn nhịp bằng cách sử dụng các xét nghiệm và phương tình hình ảnh học bao gồm CTA và siêu âm tim.
  2. Tập trung vào kiểm soát tần số và điều trị triệu chứng bằng các thuốc chống loạn nhịp như thuốc ức chế beta, thuốc chẹn kênh Calci, Ivabradine, Amiodarone.
  3. Cẩn thận theo dõi trong 3-6 tháng nhằm đánh giá lại tần số thất, và triệu chứng lâm sàng thông qua thằm khám, ECG, và siêu âm tim nếu cần.

Bệnh nhân của chúng tối đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc Chẹn beta. Liều tối ưu cần được điều chỉnh được trên kết quả ECG và triệu chứng lâm sàng.

Kết luận: Rối loạn nhịp tim thường đi kèm với tỷ lệ tử vong cao trước và sau phẫu thuật cắt bỏ phổi. Một phương pháp tiếp cận đầy đủ cần được sử dụng để đánh giá chính xác các rối loạn này. Điều trị nên tập trung vào kiểm soát tần số thất và cải thiện triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.

Tải xuống

Đã Xuất bản

09-05-2023

Cách trích dẫn

Hieu, T. H., Steven, P., Nguyen, T. P. T., Duong, D. B., Dang, T. K. N., Hoang-Vu, T. H., Quang, N. H., Duy, N. M., Vien, P. T. X., Nghia, T., Dat, H. Q., Thanh, H., M, T. T., Chau, D., Nhat, P. H., & Tran, P. (2023). Nhịp nhanh xoang không thích hợp sau phẫu thuật cắt bỏ một bên phổi trên bệnh nhân Carcinoma phổi tế bào gai di căn tim. Tạp Chí Khoa học Và Kinh Tế phát triển, (15), 19–24. Truy vấn từ https://jsde.nctu.edu.vn/index.php/jsde/article/view/202

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>