Xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng cua biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Ứng dụng ma trận SWOT theo phương pháp chuỗi mở rộng

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Tạc
  • Lê Ngọc Danh

Từ khóa:

chiến lược, cua biển, đồng bằng sông Cửu Long, phương pháp chuỗi

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng phân tích thống kê mô tả từ số liệu thứ cấp ngành hàng cua biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy diện tích nuôi cua biển toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 465 nghìn ha, với ba tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu có diện tích nuôi cua biển cao nhất, đạt 68 nghìn tấn, tăng gần 8,2% so với tổng sản lượng trong vòng 5 năm. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích SWOT theo CWL với 7 bước và tập trung vào 3 điểm mạnh, 3 điểm yếu, 4 cơ hội và 4 thách thức. Từ đó, dựa vào bảng chấm điểm, nghiên cứu đưa ra 4 chiến lược. Trong đó, chiến lược ngắn hạn gồm (1) Tận dụng nhu cầu tiêu thụ cua biển cao tiến hành mở rộng quy mô sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng, chất lượng, đảm bảo đúng thời gian và thuận tiện cho người tiêu dùng; (2) Tận dụng lợi thế phát triển cơ sở hạ tầng giúp giảm thời gian chờ của của biển trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chiến lược dài hạn gồm: (1) Đáp ứng yêu cầu chất lượng cao: Nâng cao chất lượng sản phẩm của biển để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; (2) Nâng cao kiểm soát môi trường và nguyên liệu đầu vào: Giảm rủi ro và ảnh hưởng cạnh tranh với sản phẩm thay thế thông qua cải thiện hiệu quả kinh tế của sản phẩm của biển cho ngành hàng cua biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2024 — Cập nhật vào 06-06-2024

Cách trích dẫn

Tạc, N. V., & Danh, L. N. (2024). Xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng cua biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Ứng dụng ma trận SWOT theo phương pháp chuỗi mở rộng. Tạp Chí Khoa học Và Kinh Tế phát triển, (23), 54–63. Truy vấn từ https://jsde.nctu.edu.vn/jsde/article/view/309