Chuyển đổi đào tạo nguồn nhân lực ở các trường ngoài công lập vùng Đồng bằng sông Cửu Long sang định hướng ứng dụng nghề nghiệp

Các tác giả

  • Trần Hữu Xinh

Từ khóa:

Giáo dục, Đào tạo, Đào tạo ứng dụng, nguồn nhân lực

Tóm tắt

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 7 trường Đại học tư thục với hơn 50 nghìn sinh viên (chiếm tỷ lệ 10%). Những năm qua, các trường tư thục đã đạt được điểm mạnh nổi bật về cơ sở vật chất, tính linh hoạt trong đào tạo, đã góp phần quan trọng cung cấp nguồn nhân lực cho vùng. Tuy vậy, các trường đại học tư thục đã và đang gặp phải các hạn chế như: các ngành nghề đào tạo chưa có gì khác biệt so với đại học công, chương trình đào tạo chưa đảm bảo ra làm việc hiệu quả, chưa xác định rõ, đào tạo theo định hướng nghiên cứu hay định hướng ứng dụng nghề nghiệp, cùng với hành lang pháp lý chưa đồng bộ đã nảy sinh nhiều khó khăn trong phát triển các trường. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các trường cần chuyển đổi đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp (POHE), vì các ích lợi của POHE, một số mô hình đào tạo trên thế giới và Việt Nam đã thành công khi chuyển sang POHE. Từ đó, chỉ ra các trường tư thục của vùng, thực hiện từng bước để chuyển đổi sang mô hình đào tạo định hướng ứng dụng nghề nghiệp để phù hợp nhu cầu xã hội và năng lực cốt lõi cùa mình. Nghiên cứu cũng đã gợi ý một số ngành đào tạo như du lịch, khách sạn, kế toán, ngân hàng - tài chính, kinh doanh quốc tế, luật kinh tế,... cần sớm chuyển sang mô hình đào tạo định hướng ứng dụng đến năm 2020.

Thông tin tác giả

Trần Hữu Xinh

Tiến sĩ - Trường Đại học Nam Cần Thơ

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-01-2018

Cách trích dẫn

Trần Hữu, X. (2018). Chuyển đổi đào tạo nguồn nhân lực ở các trường ngoài công lập vùng Đồng bằng sông Cửu Long sang định hướng ứng dụng nghề nghiệp. Tạp Chí Khoa học Và Kinh Tế phát triển, (1), 11–22. Truy vấn từ https://jsde.nctu.edu.vn/jsde/article/view/140