Tối ưu hóa quy trình kỹ thuật sản xuất bioethanol từ cây lúa miến ngọt

Các tác giả

  • Phan Phước Hiền
  • Trần Mạnh Cường

Từ khóa:

bioethanol, lúa miến ngọt, Saccharomyces, quá trình lên men, hiếu khí

Tóm tắt

Sử dụng ưu thế về hàm lượng đường khử cao trong cây lúa miến ngọt (Sweet Sorghum), đề tài đã tiến hành khảo sát tối ưu hóa một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men bio-ethanol từ nguồn nguyên liệu này với mục đích phát triển nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường-Nhiên liệu sinh học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng đường khử trong dịch syrup lúa miến đạt 49,83% về khối lượng. Thời gian nhân sinh khối tối ưu của chủng Saccharomyces cerevisiae trong dịch đường hiếu khí là 3 giờ trước khi đi vào quá trình lên men kị khí. Nồng độ nấm men 0,2g/L và thời gian lên men 108 giờ là tối ưu cho quá trình lên men dịch lúa miến. Nồng độ dịch lúa miến lên men tốt nhất tại 200 Brix.

Thông tin tác giả

Phan Phước Hiền

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trường Đại học Nam Cần Thơ

Trần Mạnh Cường

Giảng viên Trường Đại học Nam Cần Thơ

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-07-2021

Cách trích dẫn

Phan Phước, H., & Trần Mạnh, C. (2021). Tối ưu hóa quy trình kỹ thuật sản xuất bioethanol từ cây lúa miến ngọt. Tạp Chí Khoa học Và Kinh Tế phát triển, (5+6), 05–12. Truy vấn từ https://jsde.nctu.edu.vn/jsde/article/view/21