Phân tích hàm lượng trimethylamine trong thủy sản và sản phẩm thủy sản bằng phương pháp quang phổ UV-VIS
Từ khóa:
Trimethylamine, Thủy sản, Sản phẩm thủy sản, Quang phổ UV-VisTóm tắt
Việc đánh giá độ tươi của thủy sản và sản phẩm thủy sản trước nay chỉ bằng phương pháp cảm quan - độ chính xác không cao, hoặc bằng phương pháp HPLC - đắt tiền, khó thực hiện. Hiện nay, việc đánh giá độ tươi ngon của thủy sản và sản phẩm thủy sản thông qua việc phân tích hàm lượng indole, histamine và trimethylamine, là các sản phẩm phụ sinh ra từ thủy sản không tươi sống, được thực hiện bằng phương pháp quang phổ Uv - Vis, một phương pháp dễ dàng thực hiện với chi phí thấp.Bài báo là một nghiên cứu về phương pháp phân tích hàm lượng Trimethylamine trong các mẫu thủy sản tươi sống theo một quy trình được chuẩn hóa từ phương pháp của AOAC trên máy quang phổ uv - Vis Spectroquant® Prove 300, thực hiện tại Phòng Hóa đa lượng, Trung tâm Phân tích và Kiểm nghiệm Hàng hóa Xuất nhập khấu Viacimex Cần Thơ. Quy trình được thực hiện trên 3 mẫu thủy sản gồm tôm, mực và cá được lấy từ mẫu của khách hàng trung tâm cung cấp, vào tháng 10 năm 2017. Quy trình định lượng trimethylamine có giới hạn phát hiện (LOD) là 0,053 mg/100g và giới hạn định lượng (LOO) là 0,151 mg/100g. Đường chuẩn có sự tương quan tuyến tính rất rõ (R = 0,9996). Phương pháp có độ lặp lại (RSD < 7,3%), độ tái lập (RSD < 11%) và độ thu hồi trên từng mẫu nằm trong khoảng 80 - 110%. Tất cả thông số được khảo sát đều thỏa mãn được yêu cầu của tiêu chuẩn AO AC 2016 phụ lục F, trang 9. Kết quả khảo sát các mẫu cho thấy các chi tiêu về hàm lượng trimethylamine thấp hơn so với giới hạn cho phép là 15mg TMA-N/100g theo Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).