Tương quan giữa súc chống cắt không thoát nước(Su) với kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh của sét mềm bão hòa nước - trường hợp đất cải tạo khu nhà bè, cảng Thị Vãi, Việt Nam

Các tác giả

  • Phạm Văn Nhơn

Từ khóa:

Sức chống cắt không thoát nước, sức kháng côn , thừa số côn

Tóm tắt

Sức chống cắt không thoát nước của đất sét thường nhận được từ kết quả thí nghiệm trong phòng hoặc đo trực tiếp từ thí nghiệm cắt cánh hiện trường. Do thí nghiệm xuyên tĩnh trở thành phương pháp phổ biến để khảo sát địa chất công trình, nên hữu ích để ước tính sức chống cắt Su của đất sét dựa trên kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh nếu tương quan giữa sức chống cắt không thoát nước và sức kháng côn được thiết lập. Trong bài viết này, dữ liệu thu thập được về sức chống cắt không thoát nước (Su) từ thí nghiệm cắt cánh hiện trường và sức kháng côn của thí nghiệm xuyên tĩnh của sét mềm bão hòa nước được sử dụng để thiết lập tương quan. Thông thường, sức chống cắt không thoát nước của sét mềm bão hòa nước gia tăng theo độ sâu. Một tương quan thực nghiệm của Su với áp lực tổng hiện hữu của lớp đất phủ phía trên và thừa số côn (Nk) sẽ được tính toán dựa trên kinh nghiệm của địa phương. Thừa số côn lấy trung bình là 17 (theo Kjekstad và cộng sự 1978) khi sử dụng công thức Su = qc−ơv0 /Nk . Giá trị Nk có vẻ độc lập với tỉ số quá cố kết. Một số người có kinh nghiệm sử dụng quan hệ Su = qc/Nc , trong đó lấy Nc thay đổi từ 9 đến 20, trung bình là 15. Các kết quả nghiên cứu ở dự án Metro City cho thấy rằng các giá trị Nk phù hợp với các tương quan khác được công bố. Kết luận rằng thừa số tương quan nhận được từ nghiên cứu này có thể sử dụng cho sét mềm bão hòa nước trong khu vực nghiên cứu và có thể áp dụng cho việc thiết kế nền móng.

Thông tin tác giả

Phạm Văn Nhơn

Thạc sĩ Trường Đại học Nam Cần Thơ

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-04-2021

Cách trích dẫn

Phạm Văn, N. (2021). Tương quan giữa súc chống cắt không thoát nước(Su) với kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh của sét mềm bão hòa nước - trường hợp đất cải tạo khu nhà bè, cảng Thị Vãi, Việt Nam. Tạp Chí Khoa học Và Kinh Tế phát triển, (5+6), 75–90. Truy vấn từ https://jsde.nctu.edu.vn/index.php/jsde/article/view/32