Nghiên cứu áp dụng tính toán cọc chịu tải trọng ngang ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cho công tác thiết kế - xây dựng kè ven sông ở kênh Xáng Xà No - tỉnh Hậu Giang
Từ khóa:
Tải trọng ngang, cọc bê tông cốt thép, bản bê tông cốt thép.Tóm tắt
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế đất nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ cho công tác quan hệ quốc tế. Vấn đề cần thiết là đầu tư cơ sở hạ tầng, yêu cầu mở rộng diện tích xây dựng đường giao thông, thông qua các tỉnh thành trong cả nước. Trong đó khu vực Nam Bộ Đồng Bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh có các tuyến đường nằm cạnh bờ sông chằng chịt, và phần lớn đất ở ven sông là đất yếu. Hiện tượng lũ lụt và xói lở xảy ra hàng năm gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhà nước và người dân sống ven sông rạch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại đã có rất nhiều phương pháp chống xối lở và bảo vệ công trình hiệu quả như tường cọc bản, cọc bê tông dự ứng lực vv... nhưng đa số các phương pháp này thường rất tốn kém. Trong khi đó đất nước ta còn nghèo, nền kinh tế chưa phát triển cao vì thế trong việc tiết kiệm ngân sách nhà nước đang được quan tâm nhiều, chính gì vậy trong đề tài luận văn này tác giả đưa ra phương pháp “Cọc bê tông cốt thép kết hợp với bản bê tông cốt thép “chắn giữ phần đất phía sau lưng tường không trượt ra sông. Bản chắn bê tông cốt thép có nhiệm vụ giữ lớp đất mặt không bị trượt, bản chắn được liên kết với cọc qua đài cọc. Đây là một trong những phương pháp có hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp tường cọc bản, cọc bê tông dự ứng lực vv... chính gì vậy bài báo này đề cập đến giải pháp “Nghiên cứu cọc chịu tải trọng ngang trong điều kiện đất yếu ở Thị Xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang”. Là vấn đề cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay.