Xây dựng mô hình liên kết vùng trong phát triển ngành du lịch với thành phố Cần Thơ là trung tâm liên kết vùng

Các tác giả

  • Đào Duy Huân
  • Thái Ngọc Vũ

Từ khóa:

bền vững, liên kết, mô hình du lịch, trung tâm

Tóm tắt

Với vị trí, vai trò là trung tâm phát triển du lịch vùng trong quá trình liên kết vùng, Thành phố Cần thơ, cần thúc đẩy phát triển các nhân tố như Hiệu quả liên kết; Chính sách; Vị trí địa lý; Thị trường; Cơ sở hạ tầng; Nguồn nhân lực; Sự hợp tác. Các sản phẩm du lịch cần liên kết để phát triển như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch biển đảo, du lịch MICE, du lịch nông nghiệp đô thị,.... Do lợi thế từng tỉnh sẽ làm phong phú hoá các sản phẩm du lịch như: An Giang (du lịch tâm linh), Kiên Giang (du lịch biển, đảo), Đồng tháp (nông nghiệp, làng nghề truyền thống), Hậu Giang (du lịch sinh thái miệt vườn), Sóc Trăng (các công trình kiến trúc, chùa chiền), Bạc Liêu (đờn ca tài tử), Cà Mau (rừng ngập mặn), Long An (các di tích lịch sử cách mạng), Bến Tre (du lịch sinh thái, du lịch lịch sử), Tiền Giang (du lịch sinh thái), Trà Vĩnh (du lịch sinh thái), Vĩnh Long (du lịch sinh thái). Bằng cách tận dụng những thể mạnh này và thúc đẩy hợp tác giữa các tỉnh, Thành phố Cần Thơ có thể nâng cao hơn nữa vị thế là điểm đến du lịch hàng đầu của khu vực.

Tải xuống

Đã Xuất bản

15-08-2024

Cách trích dẫn

Duy Huân, Đào, & Ngọc Vũ, T. (2024). Xây dựng mô hình liên kết vùng trong phát triển ngành du lịch với thành phố Cần Thơ là trung tâm liên kết vùng. Tạp Chí Khoa học Và Kinh Tế phát triển, (30), 3–16. Truy vấn từ https://jsde.nctu.edu.vn/index.php/jsde/article/view/414