Vai trò của hỗ trợ của thuốc vận mạch đường tĩnh mạch trong việc điều trị sốc tim ở Takotsubo: điều trị bằng Phenylephrine

Authors

  • Pham Hoang Nhat
  • Truong Hong Hieu
  • Tran Phan Thao Nguyen
  • Tran Hadrian Hoang-Vu
  • Le Pham Thao Vy
  • Vu Quang Phuc
  • Huynh Ba Dương
  • Tran Khoa Ngoc Dang
  • Ngo Kieu Minh Dat
  • Pham Dat Huan
  • Nguyen Hien Quang
  • Chung Duy
  • Le Ha Phan Thanh
  • Tran Thy M
  • Bui Thi Tieu Linh
  • Truyen Thien Tan Tri Tai
  • Phillip Tran

Abstract

Bối cảnh: Bệnh cơ tim Takotsubo (TTS) được mô tả lần đầu vào năm 1983 tại Nhật bản. TTS thường được xem như một tình trạng bệnh lý lành lý và có khả năng hồi phục bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, y văn thế giới ghi nhận tỷ lệ tăng dần của các biến chứng đe dọa tính mạng do TTS bao gồm sốc tim. Hiện nay, chưa có một hướng dẫn điều trị cho sốc tim gây ra bởi TTS, và vai trò của thuốc vận mạch trong điều trị vẫn còn nhiều tranh cãi.

Case lâm sàng: bệnh nữ 43 tuổi nhập viên vì đau ngực, lơ mơ. Bệnh nhân từng nhập viện vì các triệu chứng tương tự nhiều năm về trước và được chẩn đoán bệnh cơ tim Takotsubo đã được điều trị ổn bằng phương pháp điều trị hỗ trợ. Quá trình thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân hạ huyết áp, nhịp nhanh, và đổ mồ hôi nhiều. Kết quả xét nghiệm: Troponin-10.07, lactic Acid 2.4, và ECG cho thấy ST chênh xuống ở các chuyển đạo dll, diu, và aVF. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc tim. Siêu âm tim cạnh giường cho thấy dấu hiệu “Octopus Trap” của TTS với phân suất tống máu thất trái ước tính 25-30%.

Bàn luận: Phenylephrine được chọn để co mạch hỗ trợ do bệnh nhân có nhịp nhanh đi kèm. Ngay sau khi khởi trị với Phenylephrine, bệnh nhân ổn định về mặt huyết động, và triệu chứng được cải thiện. Sau đó bệnh nhân được đưa đi thông tim ttái, xác định chức năng tim được khôi phục về mức bình thường, và không có bệnh mạch vành.

Kết luận: Việc sử dụng thuốc vận mạch trong điều trị sốc tim do Takotsubo còn rất nhiều tranh cãi. Phenylephrine, thuốc kích hoạt có chọn lọc thụ thể al-adrenergic được biết đến với tác dụng gây nhịp chậm do phản xạ, điều mà trên lý thuyết có thể làm tệ đi tình trạng sốc tim gây ra bới TTS; việc kích hoạt thụ thể cảm áp mạch máu do hậu quả co mạch sẽ gây giảm nhịp tim. Dựa trên kêt quả điêu trị của chúng tôi và các đồng nghiệp khác, phenylephrine và các thuôc kích hoạt có chọn lọc thụ thể a 1-adrenergicvới tác dụng hạn chế đến thụ thể (3-ađrenergic có thê được cân nhắc trong điều trị sốc tim do TTS đi kèm với rối loạn nhịp nhanh cần thêm các nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề này.

Published

2023-05-08

How to Cite

Nhat, P. H., Hieu, T. H., Nguyen, T. P. T., Hoang-Vu, T. H., Vy, L. P. T., Phuc, V. Q., Dương, H. B., Dang, T. K. N., Dat, N. K. M., Huan, P. D., Quang, N. H., Duy, C., Thanh, L. H. P., M, T. T., Linh, B. T. T., Tai, T. T. T. T., & Tran, P. (2023). Vai trò của hỗ trợ của thuốc vận mạch đường tĩnh mạch trong việc điều trị sốc tim ở Takotsubo: điều trị bằng Phenylephrine. Journal of Science and Development Economics, (15), 13–18. Retrieved from https://jsde.nctu.edu.vn/index.php/jsde/article/view/201

Most read articles by the same author(s)

<< < 1 2